>
Tin tức » Những mẫu công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Trên thị trường nội thất hiện nay, đồ gỗ nhân tạo đang ngày càng lấn át gỗ tự nhiên bởi giá thành rẻ và mẫu mã đẹp, dễ chọn lựa. Sau đây là những mẫu gỗ công nghiệp hiện đang phổ biến nhất hiện nay và đang được người sử dụng tin dùng rộng rãi.

Gỗ công nghiệp là gì?

Hiểu cách đơn giản nhất, gỗ công nghiệp là những gì không phải tự nhiên, gỗ nào sử dụng phụ gia làm ra tấm gỗ thì gỗ đó được gọi là gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.
Gỗ công nghiệp có nhiều loại khác nhau, dựa vào cách gia công, chất liệu keo và hóa chất để phân loại ra rất nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau. Chúng được sử dụng rất nhiều để tạo ra sản phẩm gỗ công nghiệp, đồ nội thất và đặc biệt là đồ nội thất văn phòng.

 

Gỗ công nghiệp đang ngày càng được sử dụng để sản xuất đồ nội thất

Gỗ công nghiệp MFC

Một số loại gỗ rừng trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Khi sản xuất, băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi loại gỗ kém chất lượng khác. Bề mặt hoàn thiện được phủ lớp nhựa Melamine in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bằng Laminnate bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
Gỗ công nghiệp MFC là loại gỗ được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất và sàn gỗ bởi giá cả phù hợp và chất lượng cao.

Ưu điểm: Bề mặt bền, chống xước, chống cháy. Giá thành rẻ, dễ dàng thi công.
Nhược điểm: Bề mặt chưa thực sự tự nhiên, cạnh bọc nhựa PVC nên độ bền không cao.

Gỗ công nghiệp HDF

Sản phẩm gỗ HDF là bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ. HDF được sử dụng rộng rãi làm sàn gỗ công nghiệp và cửa đi. Cửa làm bằng chất liệu HDF đã thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp và dân dụng ở các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… và đặc biệt đã đang dần phát triển mạnh ở Việt Nam.
Quy trình sản xuất: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn, Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Các tấm gỗ HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng melamine resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.

Ưu điểm: Cách âm, cách nhiệt tốt, màu gỗ đa dạng, bề mặt giống gỗ tự nhiên. Gỗ chống ẩm tốt và giá thành rẻ.
Nhược điểm: Gỗ HDF có khối lượng riêng khá nặng, dễ cong vênh.

Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng. Nó có khả năng thay thế gỗ tự nhiên với những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng để người ta dùng MDF để sản xuất sản phẩm. Do MDF có khả năng chịu nước kém nhưng đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót đồng thời với giá thành sản phẩm thấp và ván có khổ lớn đồng đều. Do vậy, MDF được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn, tủ nội thất văn phòng.

Gỗ MDF có thể được sản xuất từ các loại gỗ cứng và gỗ mềm. Thành phần chính của gỗ MDF là các sợi gỗ chế biến từ các loại gỗ mềm, ngoài ra có thể thêm vào một số thành phần gỗ cứng tùy theo các nhà sản xuất chọn được loại nguyên liệu gỗ cứng sẵn có. 

Ưu điểm: Không cong vênh, không mối mọt, giá thành rẻ, bề mặt gỗ rất phẳng.
Nhược điểm: Khả năng chịu nước kém, độ dày có giới hạn.

Gỗ ghép


Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm khác.

Có 4 cách thức gỗ ghép song song, mặt, cạnh, giác. Gỗ ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván.

Ưu điểm: Giữ được độ đặc chắc và vân tự nhiên so với gỗ tự nhiên, được gia công công nghiệp nên không bị cong vênh co ngót, không bị mối mọt. Gỗ ghép thanh thường không cần lớp phủ bề mặt mà được sơn phủ và dùng như gỗ tự nhiên.
Nhược điểm: Các mối ghép dễ bị ngấm nước và nở ra, làm cho sản phẩm bị phồng và các mối ghép không còn được khít.

 

GIỎ HÀNG